Bệnh xương khớp gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trước đây bệnh thường phổ biến ở người cao tuổi, nhưng hiện tại đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy bệnh xương khớp là gì, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào hiệu quả nhất? Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản với chúng tôi qua bài viết dưới đây.

Bệnh xương khớp là gì? Các bệnh xương khớp phổ biến

Bệnh xương khớp là vấn đề liên quan đến xương, các khớp nối, dây chằng, gân và cơ bắp. Nó có thể là tình trạng cấp tính như chấn thương hoặc mạn tính như viêm khớp. Cơn đau cũng có thể cục bộ hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Tại Việt Nam, tỷ lệ tuổi trẻ hóa và số lượng người mắc bệnh xương khớp đang gia tăng trong những năm gần đây. Các bệnh xương khớp thường gặp nhất đó là:

Viêm khớp, Viêm khớp dạng thấp.

Thoát vị đĩa đệm, Thoái hóa khớp.

Đau dây thần kinh tọa.

Loãng xương.

Gout.

Các bệnh về xương khớp phổ biến ở người cao tuổi

Các triệu chứng và nguyên nhân của bệnh xương khớp

Triệu chứng

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp. Các triệu chứng phổ biến như: 

Đau nhức: đây là triệu chứng gặp ở hầu hết các bệnh xương khớp, cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói từng cơn, hoặc đau và nhức mỏi khi vận động.

Viêm và có cảm giác sưng nóng, đỏ.

Chân tay tê bì.

Sốt, phát ban.

Cứng khớp, cơ cơ giật, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ.

Chẩn đoán bệnh xương khớp như thế nào?

Bằng cách thăm khám và thực hiện xét nghiệm chuyên sâu hơn như xét nghiệm máu, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, X- quang,... các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác được bệnh và có chỉ định điều trị phù hợp cho bệnh nhân. 

Nguyên nhân 

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: 

Chấn thương, trật khớp, sai tư thế, bong gân.

Nhiễm vi khuẩn, virus.

Rối loạn chuyển hóa acid uric gây Gout, giảm collagen gây khô và viêm khớp.

Lười vận động, thể dục thể thao, thừa cân, béo phì, tuổi cao và xương khớp lão hóa.

Các thuốc điều trị bệnh xương khớp

Nhóm chống viêm NSAIDs

  • Tác dụng của thuốc chống viêm NSAIDs

Thuốc chống viêm không Steroid - NSAIDs là nhóm thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau và kháng viêm. Thuốc được sử dụng rất phổ biến trong điều trị triệu chứng đau và viêm trong các bệnh xương khớp. Cơ chế hoạt động của nhóm này là ức chế enzyme COX (cyclooxygenase), ức chế hình thành các prostaglandin gây phản ứng viêm. 

  • Tác dụng phụ của NSAIDs:

Tác động điển hình của nhóm này là trên hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đầy hơi, ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn. Khi sử dụng liều cao, dài ngày có thể gây viêm loét, xuất huyết dạ dày. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh xương khớp mạn tính phải sử dụng NSAIDs, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thêm các thuốc chống loét dạ dày nhóm PPI -  ức

chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol, pantoprazol...) để hạn chế các tác dụng phụ này.

  • Các thuốc NSAIDs thường được chỉ định trong điều trị bệnh xương khớp

Thuốc NSAIDs loại ức chế COX không chọn lọc: Ibuprofen, Diclofenac, Indomethacin, Naproxen, Piroxicam,...

Thuốc NSAIDs ức chế chọn lọc trên COX-2: Celecoxib, Etodolac. 

Thuốc Celecoxib được sử dụng nhiều trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Nhóm chống viêm Corticoid

  • Tác dụng của Corticoid

Corticoid hay Glucocorticoid, là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm. Các thuốc phổ biến trong nhóm này đó là Prednisolone, Methylprednisolone,... Cơ chế tác động

  • Chỉ định của Corticoid

Nhóm này được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau như hô hấp (hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính), các trường hợp dị ứng nặng, các bệnh ngoài da. Đối với bệnh lý xương khớp, Corticoid được chỉ định rất nhiều như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp lupus, viêm khớp vẩy nến,...

  • Tác dụng phụ của Corticoid

Khi sử dụng các Corticoid trong thời gian dài hoặc liều cao dễ gặp phải tác dụng phụ như: loét dạ dày tá tràng, loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,...

Nhóm kháng sinh

Các kháng sinh có vai trò quan trọng trong trường hợp đau và viêm khớp do nhiễm khuẩn như thấp khớp cấp, viêm hoại tử, lao khớp. Các nhóm kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm khớp như: Beta Lactam, Quinolon, Aminoglycosid,...

Việc chỉ định kháng sinh sau khi có chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm, đau là do vi khuẩn. Người bệnh không nên tự ý sử dụng kháng sinh mỗi khi có cơn đau khớp. 

Các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARDs

Khác với các thuốc NSAIDs và Corticoid, được chỉ định với tác dụng kiểm soát triệu chứng tức thời và ức chế quá trình viêm làm hư hại khớp, thì các DMARDs là các thuốc chống thấp có tác dụng chậm, nhưng lên chính nguyên nhân gây bệnh, làm chậm lại quá trình bệnh. 

Các DMARDs thường được sử dụng đó là: 

Methotrexate, Hydroxychloroquine, Leflunomide, Sulfasalazine. Chúng thường có tác dụng sau 8-12 tuần điều trị.

Methotrexat - thuốc kinh điển thuộc nhóm chống thấp khớp tác dụng chậm DMARDs

Nhóm kháng TNF- α như: Etanercept, Abatacept, Infliximab, Adalimumab, Golimumab. 

Kháng TNF- α  thường được phối hợp với các DMARDs khác. Chúng được sử dụng trong các trường hợp tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cứng khớp đốt sống,...

Có chế hoạt động của các thuốc này là ức chế TNF- α, một cytokin kích thích các Interleukin có vai trò quan trọng trong cơ chế gây viêm, tổn thương khớp và các hệ thống khác trong cơ thể.

Nhóm giảm đau

Ngoài các NSAIDs, Corticoid cũng có tác dụng giảm đau, Acetaminophen hay Paracetamol  là thuốc thường được dùng với tác dụng giảm đau trong viêm xương khớp từ nhẹ đến trung bình. 

Đối với các cơn đau dữ dội hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau kéo dài nhóm Opioid như Morphin, Oxymorphone, Oxycodone, Methadone, Transdermal Fentanyl, Tramadol,...Các thuốc giảm đau nhóm này có thể gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn và táo bón. 

Nhóm chống thoái hóa khớp

Nhóm này bao gồm các chất có tác dụng trong việc tái tạo xương khớp, cải thiện chức năng và phòng ngừa các đợt tái phát. 

Các chất phổ biến bao gồm: Glucosamine, Chondroitin, Collagen type 2,...Chúng là thành phần có trong các thuốc hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ người mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa xương, sụn khớp mạn tính.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả: Hà Hoàng Kiệm, Ngày đăng 9 tháng 03 năm 2017. THUỐC CHỮA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, Sức khỏe đời sống. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2021.

Theo Báo Sức Khỏe Đời Sống.