Viêm da cơ địa hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, việc điều trị mang mục đích làm giảm triệu chứng bệnh.

Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

Viêm da cơ địa hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, việc điều trị mang mục đích làm giảm triệu chứng bệnh. Ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình có người từng bị viêm da cơ địa, bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn… thì bệnh thường khởi phát sớm và dai dẳng, khó điều trị. Tuy nhiên trong đa số trường hợp, bệnh sẽ tự thuyên giảm và hết hẳn khi trẻ dần trưởng thành, không để lại ảnh hưởng gì. Tuy nhiên ở những người mắc bệnh dai dẳng, da sẽ để lại những mảng da khô, những vùng liken hóa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Viêm da cơ địa có bị lây không?

Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa không phải do vi khuẩn, vi rút, vì vậy viêm da cơ địa không có khả năng bị lây giữa người với người khi tiếp xúc với nhau. Nhưng trên một cơ thể, những vùng da bị tổn thương có thể lây lan sang vùng lành qua dịch tiết từ vết gãi, vết xước. Vì vậy khi bị ngứa cần hạn chế gãi, vì động tác này không chỉ gây tổn thương da, tăng nguy cơ làm khô, dày da, mà còn làm vùng tổn thương lan rộng sang những vị trí khác trên cơ thể. Ngoài ra, viêm da cơ địa được cho nguyên nhân nằm ở gen và các yếu tố miễn dịch của cơ thể. Vì vậy đây được xem là một căn bệnh mang yếu tố di truyền. Khi trong gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh thì tỷ lệ con cái bị rất cao, hoặc bố mẹ có tiền sử bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng… thì con cái cũng tăng nguy cơ cao bị bệnh.

Viêm da cơ địa kiêng ăn gì?

Những người bị viêm da cơ địa rất cần lưu ý đến chế độ ăn, và các thực phẩm cần lưu ý đến là những thực phẩm có nguy cơ cao gây ra kích ứng như:

  • Các loại thịt đỏ: Các loại thịt đỏ rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên có rất nhiều người có cơ địa mẫn cảm với thịt bò, và theo nghiên cứu cho thấy có đến 80% người bị viêm da cơ địa liên quan đến thức ăn bị dị ứng với thịt bò. Cần cân nhắc và ăn với lượng vừa phải để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa không gây khởi phát viêm da cơ địa.
  • Sữa và các thực phẩm từ sữa: Sữa là một loại thực phẩm giàu protein và lượng protein rất gần gũi với cơ thể con người. Tuy nhiên sữa hay các thực phẩm từ sữa như bơ, phomai… cũng rất hay gây ra tình trạng dị ứng, ngứa ở những người có cơ địa nhạy cảm. Vì trong sữa còn chứa một lượng chất béo bão hòa phong phú, có thể kích thích cơ thể phát bệnh.
  • Hải sản: Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ… là nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên có nhiều protein lạ. Nên dễ khiến nhiều người bị dị ứng, kích thích sản sinh histamin gây kích ứng cơ thể.
  • Ngoài ra cũng cần chú ý những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, những chất kích thích như bia, rượu, các thực phẩm lên men như dưa muối, kim chi… Vì làm ảnh hưởng đến hoạt động đào thải độc tố trong cơ thể, khiến người bệnh dễ ngứa ngáy, khó chịu.

Viêm da cơ địa có để lại sẹo không?

Nếu được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách, viêm da cơ địa sẽ khỏi và không để lại sẹo. Tuy nhiên trong tình trạng da bị tổn thương, do gãi, do nhiễm trùng, thì sau điều trị có thể để lại nhiều vết hằn, sẹo lồi, sẹo lõm với cơ địa da độc. Cũng có khi vùng da tổn thương lành nhưng bị tăng sắc tố da, tạo thành những vết thâm khó trị. Hoặc khi bệnh chuyển thành mãn tính, thì vùng da đó sẽ dày lên, đổi màu thâm, chuyển sang tình trạng liken hóa. Khi da dày lên và sẹo xuất hiện thì việc điều trị và làm đẹp da sẽ khó khăn và nan giải hơn rất nhiều.

 

Nguồn: trung tâm y tế quảng xương.