. Khi thấy một nhóm người đang cười đùa với nhau, theo bản năng chúng ta sẽ nhìn về phía thành viên nào mà chúng ta thân nhất trong nhóm hoặc cảm thấy muốn gần gũi nhất.
2. Hãy nhai keo cao su hoặc ăn một thứ gì đó sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn mỗi khi phải đối mặt với hoàn cảnh khiến bạn cảm thấy lo lắng. Đây là một thủ thuật giúp đánh lừa bộ não của mình và quên đi những điều khiến bản thân lo lắng bởi “trời đánh tránh miếng ăn”.
3. Nếu một ai đó nổi giận với bạn nhưng bạn lại tỏ ra bình tĩnh, thì người đó sẽ càng cảm thấy tức giận hơn. Nhưng sau đó họ lại cảm thấy xấu hổ với thái độ đó của mình.
4. Nếu bạn hỏi ai đó một câu hỏi và họ chỉ đáp lại bằng một câu trả lời ngắn thì hãy giữ yên lặng và tiếp tục nhìn họ. Người trả lời đó sẽ tự nhận ra rằng câu trả lời lúc ban đầu chưa đủ tốt và họ sẽ tiếp tục nói chuyện với bạn nhiều hơn.
5. Cách thể hiện cảm xúc cũng chính là một yếu tố mang tới cảm xúc cho người khác. Nếu bạn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ thì hãy mỉm cười, người đối diện cũng sẽ làm như vậy với bạn.
6. Đừng nói hoặc viết “Tôi nghĩ” hay “Tôi biết”, điều đó nghe có vẻ như một sự bao biện và thiếu tự tin từ chính bạn.
7. Trước khi đi buổi phỏng vấn, hãy tưởng tượng người phỏng vấn chính là một người bạn cũ của mình. Điều này giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và điều khiển được cảm xúc hay hành động của mình.
8. Nếu bạn khiến cho bản thân thực sự hạnh phúc và vui mừng khi được gặp gỡ mọi người thì bất kể khi nào nhìn thấy bạn, họ cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ như vậy.
9. Mọi người sẽ dễ dàng đồng ý một yêu cầu nhỏ hơn khi đã từ chối một hoặc hai yêu cầu lớn ban đầu bạn đưa ra.
10. Những biểu hiện căng thẳng có điểm tương đồng với biểu hiện hào hứng như thở mạnh, tim đập nhanh… Vậy nên, hãy tự điều chỉnh lại những biểu hiện chưa tốt của bản thân để trở nên can đảm hơn, bản lĩnh hơn và thoải mái hơn.
11. Hầu hết mọi người không thể phân biệt được sự khác nhau giữa thông minh và tự tin. Nhưng nếu bạn biết rõ bạn đang làm những gì thì mọi người sẽ có xu hướng “vây quanh” bạn.
12. Nếu bạn làm việc trong ngành dịch vụ chăm sóc khách hàng, hãy đặt một tấm gương phía sau lưng bạn bởi khi khách hàng nhìn thấy họ trong đó, tất nhiên chẳng ai muốn nhìn thấy mình trở nên ngốc nghếch, nhăn nhó và khó tính cả. Chắc chắn lúc đó họ sẽ có thái độ khác với bạn.
13. Nếu bạn ở trong một cuộc họp nhóm và chờ đợi một người nào đó giao việc cho bạn thì hãy ngồi ngay cạnh phía bên phải của họ. Điều này mang lại cảm giác an toàn và họ sẽ trở nên cởi mở hơn.
14. Trong buổi hẹn đầu tiên, hãy lựa chọn một địa điểm nào đó thật thú vị và đặc biệt. Đảm bảo đối phương sẽ bị ấn tượng và không thể quên được lần hẹn đầu này đâu.
15. “Mắt là cửa sổ tâm hồn”, vậy nên khi giao tiếp với người khác hãy khéo léo trong việc giao tiếp bằng mắt nhé, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều bất ngờ và thú vị đó.
Link bài viết: 15 thủ thuật tâm lý thú vị
2017年06月
XXX group. Ms P. Marketing Director is calling…
Nhìn thấy cuộc gọi, khấp khởi mừng vì dự án này đã kết thúc cách đây hơn 1 năm, chắc hẳn là sẽ có 1 request cho 1 thương hiệu mới của khách hàng hoặc là sẽ giới thiệu 1 khách hàng mới...
“Em ơi, có vấn đề lớn rồi”
Giật bắn mình, 1 cảm giác rất nặng nề khi nhận được câu cảm thán hầu như không ai muốn nghe nhưng ngay lập tức rất bình tĩnh hỏi lại chị với giọng rất nghiêm túc và nhẹ nhàng: “Có vấn đề gì vậy chị? Chị cho em biết với, chị em mình cùng giải quyết”.
Gần 5 phút lắng nghe tập trung nhưng không quên hưởng ứng bằng những từ Dạ, Vâng để khách hàng thấy rõ sự tôn trọng và mình đang theo mạch câu chuyện.
“Chuyện này chắc chắn sẽ phải kiểm tra lại kỹ vì nó không đơn giản chút nào nhưng thay mặt công ty, em có thể khẳng định với chị công ty em sẽ cùng công ty chị giải quyết một cách đầy đủ, kỹ lưỡng nhất vấn đề”.
Rõ ràng hợp đồng đã kết thúc 1 năm, nếu đúng theo quy định thì mình sẽ không còn trách nhiệm gì với khách hàng nữa. Nhưng không thể hành động như vậy vì hợp đồng chỉ là về mặt pháp lý, cái quan trọng hơn là uy tín và sự phát triển lâu dài. Và một nguyên tắc mà tôi vẫn luôn tuân thủ là nguyên tắc về lòng tin. Khách hàng liên hệ với mình, tất nhiên là họ gặp trục trặc nhưng còn là vì họ tin rằng chúng ta có thể cùng họ giải quyết vấn đề.
Cuộc gọi kết thúc, ngồi thừ mất 5 phút suy nghĩ về các tình huống, các giải pháp. Thực ra vấn đề không quá phức tạp và rất tự tin là có thể giải quyết được, tất nhiên sẽ mất thời gian và cần sự tham gia của các đối tác.
Một loạt cuộc điện thoại cho một số đối tác liên quan trong dự án, brief qua về tình hình và đề nghị có 1 cuộc họp sớm nhất có thể giữa các bên với khách hàng. Tại cuộc họp được diễn ra vào sáng ngày hôm sau, tôi bắt đầu cuộc họp bằng cam kết sẽ giải quyết vấn đề đến tận cùng và đề nghị tất cả các đối tác nghiêm túc hợp tác, trong trường hợp có vấn đề phát sinh, công ty tôi sẽ là người chịu trách nhiệm.
Dường như những lời cam kết của tôi cũng làm cho các đối tác cảm thấy trách nhiệm của mình lớn hơn cho nên họ đều rất sốt sắng và hợp tác để cùng tìm giải pháp…
Sau 3 tháng, những rắc rối nếu không được xử lý kịp thời sẽ là thiệt hại rất lớn đã được giải quyết dứt điểm.
Có thể mỗi người sẽ có một cách xử lý khác nhau nhưng tôi luôn nghĩ chúng ta nên:
- Trách nhiệm với hành động của mình vì mỗi chúng ta luôn đại diện cho một giá trị nào đó và đại diện cho công ty hoặc nơi bạn gắn bó.
- Trách nhiệm với khách hàng ngay cả khi những ràng buộc về pháp lý không còn. Những gì chúng ta cùng khách hàng giải quyết lúc này mới thực sự là những gì làm trái tim của khách hàng, của thị trường bị chinh phục.
- Tất cả các đối tác của chúng ta đều tốt, người tốt ít, người tốt nhiều nhưng tựu chung đều có điểm tốt. Hãy sống tốt để cùng khơi dậy những điểm tốt của nhau.
- Luyện cho mình sự bình tĩnh và tỉnh táo khi gặp các tình huống bất ngờ, đặc biệt là từ phía khách hàng. Nhìn lợi ích lâu dài chứ không chỉ lợi nhuận ngắn hạn.
- Hãy luôn cố gắng mỉm cười ngay cả khi trong những hoàn cảnh khó khăn. Sự chân thành, thân thiện có thể cảm nhận được dù khi trao đổi qua điện thoại hay email.
Super week ahead to all.
Link bài viết: XXX group. Ms P. Marketing Director is calling…
“Em ơi, có vấn đề lớn rồi”
Giật bắn mình, 1 cảm giác rất nặng nề khi nhận được câu cảm thán hầu như không ai muốn nghe nhưng ngay lập tức rất bình tĩnh hỏi lại chị với giọng rất nghiêm túc và nhẹ nhàng: “Có vấn đề gì vậy chị? Chị cho em biết với, chị em mình cùng giải quyết”.
Gần 5 phút lắng nghe tập trung nhưng không quên hưởng ứng bằng những từ Dạ, Vâng để khách hàng thấy rõ sự tôn trọng và mình đang theo mạch câu chuyện.
“Chuyện này chắc chắn sẽ phải kiểm tra lại kỹ vì nó không đơn giản chút nào nhưng thay mặt công ty, em có thể khẳng định với chị công ty em sẽ cùng công ty chị giải quyết một cách đầy đủ, kỹ lưỡng nhất vấn đề”.
Rõ ràng hợp đồng đã kết thúc 1 năm, nếu đúng theo quy định thì mình sẽ không còn trách nhiệm gì với khách hàng nữa. Nhưng không thể hành động như vậy vì hợp đồng chỉ là về mặt pháp lý, cái quan trọng hơn là uy tín và sự phát triển lâu dài. Và một nguyên tắc mà tôi vẫn luôn tuân thủ là nguyên tắc về lòng tin. Khách hàng liên hệ với mình, tất nhiên là họ gặp trục trặc nhưng còn là vì họ tin rằng chúng ta có thể cùng họ giải quyết vấn đề.
Cuộc gọi kết thúc, ngồi thừ mất 5 phút suy nghĩ về các tình huống, các giải pháp. Thực ra vấn đề không quá phức tạp và rất tự tin là có thể giải quyết được, tất nhiên sẽ mất thời gian và cần sự tham gia của các đối tác.
Một loạt cuộc điện thoại cho một số đối tác liên quan trong dự án, brief qua về tình hình và đề nghị có 1 cuộc họp sớm nhất có thể giữa các bên với khách hàng. Tại cuộc họp được diễn ra vào sáng ngày hôm sau, tôi bắt đầu cuộc họp bằng cam kết sẽ giải quyết vấn đề đến tận cùng và đề nghị tất cả các đối tác nghiêm túc hợp tác, trong trường hợp có vấn đề phát sinh, công ty tôi sẽ là người chịu trách nhiệm.
Dường như những lời cam kết của tôi cũng làm cho các đối tác cảm thấy trách nhiệm của mình lớn hơn cho nên họ đều rất sốt sắng và hợp tác để cùng tìm giải pháp…
Sau 3 tháng, những rắc rối nếu không được xử lý kịp thời sẽ là thiệt hại rất lớn đã được giải quyết dứt điểm.
Có thể mỗi người sẽ có một cách xử lý khác nhau nhưng tôi luôn nghĩ chúng ta nên:
- Trách nhiệm với hành động của mình vì mỗi chúng ta luôn đại diện cho một giá trị nào đó và đại diện cho công ty hoặc nơi bạn gắn bó.
- Trách nhiệm với khách hàng ngay cả khi những ràng buộc về pháp lý không còn. Những gì chúng ta cùng khách hàng giải quyết lúc này mới thực sự là những gì làm trái tim của khách hàng, của thị trường bị chinh phục.
- Tất cả các đối tác của chúng ta đều tốt, người tốt ít, người tốt nhiều nhưng tựu chung đều có điểm tốt. Hãy sống tốt để cùng khơi dậy những điểm tốt của nhau.
- Luyện cho mình sự bình tĩnh và tỉnh táo khi gặp các tình huống bất ngờ, đặc biệt là từ phía khách hàng. Nhìn lợi ích lâu dài chứ không chỉ lợi nhuận ngắn hạn.
- Hãy luôn cố gắng mỉm cười ngay cả khi trong những hoàn cảnh khó khăn. Sự chân thành, thân thiện có thể cảm nhận được dù khi trao đổi qua điện thoại hay email.
Super week ahead to all.
Link bài viết: XXX group. Ms P. Marketing Director is calling…
Buồn cười và cảm thấy đau
Có dịp tiếp xúc với vài doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ phát hiện ra nguyên nhân tại sao doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ không thể lớn nổi, sống "lay lắc" hoặc "chết ỉu dần".
- Ông chủ nhỏ mà cho mình cái quyền đi trễ về sớm.
- Ông chủ nhỏ mà cho mình cái quyền vượt trên nội quy công ty.
- Ông chủ nhỏ mà cho mình cái quyền không xem ai ra gì, cho mình là nhất.
- Ông chủ nhỏ mà cho mình là thiên hạ vô địch, tự cao tự đại với chút thành tích đạt được.
Ngoài kia những ông chủ của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp ngoại vẫn đang khiêm nhường, vẫn đang nỗ lực liên tục trong kinh doanh đấy ạ!
Để thành công thì hãy thay đổi mau mau!
+ Là tấm gương sáng cho việc nỗ lực vì công việc, làm gấp đôi gấp năm so với bình thường.
+ Hãy thượng tôn nội quy, trước nội quy ai cũng bình đẳng và dùng nó để xử lý.
+ Hãy tôn trọng từ cộng sự, nhân viên, khách hàng, đối tác ..., hãy học hỏi từ họ, phát huy họ.
+ Biết khiêm tốn với hạt cát kiến thức trong biển cả bao la, hãy phấn đấu để đạt được nhiều thành tích hơn.
Có vậy, may ra doanh nghiệp Việt mới đấu nổi với doanh nghiệp ngoại nhé. Hãy thay đổi mau mau. Thật đấy!
Cao Trung Hiếu | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
- Ông chủ nhỏ mà cho mình cái quyền đi trễ về sớm.
- Ông chủ nhỏ mà cho mình cái quyền vượt trên nội quy công ty.
- Ông chủ nhỏ mà cho mình cái quyền không xem ai ra gì, cho mình là nhất.
- Ông chủ nhỏ mà cho mình là thiên hạ vô địch, tự cao tự đại với chút thành tích đạt được.
Ngoài kia những ông chủ của doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp ngoại vẫn đang khiêm nhường, vẫn đang nỗ lực liên tục trong kinh doanh đấy ạ!
Để thành công thì hãy thay đổi mau mau!
+ Là tấm gương sáng cho việc nỗ lực vì công việc, làm gấp đôi gấp năm so với bình thường.
+ Hãy thượng tôn nội quy, trước nội quy ai cũng bình đẳng và dùng nó để xử lý.
+ Hãy tôn trọng từ cộng sự, nhân viên, khách hàng, đối tác ..., hãy học hỏi từ họ, phát huy họ.
+ Biết khiêm tốn với hạt cát kiến thức trong biển cả bao la, hãy phấn đấu để đạt được nhiều thành tích hơn.
Có vậy, may ra doanh nghiệp Việt mới đấu nổi với doanh nghiệp ngoại nhé. Hãy thay đổi mau mau. Thật đấy!
Cao Trung Hiếu | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
CÁNH CỬA và SỰ TỬ TẾ
Trong cuộc sống có những chuyện tưởng chừng là nhỏ nhặt nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn.
CÁNH CỬA lớp học CEO khởi nghiệp là một chuyện như vậy.
Mỗi ngày chúng ta đều bước qua một cánh cửa nào đó. Thường xuyên đến nỗi chúng ta quên mất sự hiện diện của nó.
Nhưng trong Group này, CLB này có những người "không bình thường". Họ để ý đến những điều thật nhỏ nhặt như, quan tâm CÁNH CỬA lớp học nó có ốm đau, mệt mỏi, vui buồn, ... Và họ XIN tôi để được sửa nó. Tôi đã không đồng ý vì đó là trách nhiệm của tôi và vì tôi đã quyết định cho đi, không mưu cầu lợi ích nào.
Nhưng họ đã thuyết phục được tôi vì Ý NGHĨA của điều họ làm quá lớn lao. Đó chính là lan toả sự TỬ TẾ, một nét văn hoá của Group và CLB.
Họ chính là những học viên của lớp CEO SG2
Việc các em làm tuy nhỏ nhưng thật ý nghĩa, thật tử tế. Với thái độ đó, tôi tin rằng các em sẽ mở tiếp những cánh cửa THÀNH CÔNG, HẠNH PHÚC trong cuộc sống và trên con đường xây dựng doanh nghiệp của mình.
❤️Trân trọng cám ơn các em❤️
Đinh Duy Linh
Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông II
Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông
CÁNH CỬA lớp học CEO khởi nghiệp là một chuyện như vậy.
Mỗi ngày chúng ta đều bước qua một cánh cửa nào đó. Thường xuyên đến nỗi chúng ta quên mất sự hiện diện của nó.
Nhưng trong Group này, CLB này có những người "không bình thường". Họ để ý đến những điều thật nhỏ nhặt như, quan tâm CÁNH CỬA lớp học nó có ốm đau, mệt mỏi, vui buồn, ... Và họ XIN tôi để được sửa nó. Tôi đã không đồng ý vì đó là trách nhiệm của tôi và vì tôi đã quyết định cho đi, không mưu cầu lợi ích nào.
Nhưng họ đã thuyết phục được tôi vì Ý NGHĨA của điều họ làm quá lớn lao. Đó chính là lan toả sự TỬ TẾ, một nét văn hoá của Group và CLB.
Họ chính là những học viên của lớp CEO SG2
Việc các em làm tuy nhỏ nhưng thật ý nghĩa, thật tử tế. Với thái độ đó, tôi tin rằng các em sẽ mở tiếp những cánh cửa THÀNH CÔNG, HẠNH PHÚC trong cuộc sống và trên con đường xây dựng doanh nghiệp của mình.
❤️Trân trọng cám ơn các em❤️
Đinh Duy Linh
Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông II
Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông
Bài viết được đăng tải trên diễn đàn SEO Time.
Link bài viết:
CÁNH CỬA và SỰ TỬ TẾ
Link bài viết:
Tự do và kỷ luật
1.
Hôm qua nói chuyện với mấy bạn trẻ. Các bạn hỏi: Học để làm gì? Sao em chán học quá, chỉ muốn làm gì đó. Trả lời: Học để trở thành người tự do!
Có thể thấy rất rõ, nếu chỉ biết tiếng Việt, ta chỉ có 1 lựa chọn là nói chuyện với 90 triệu người Việt Nam, nhưng nếu biết tiếng Anh ta có thể tự do nói chuyện, chia sẻ với vài tỷ người trên thế giới, đọc được nhiều sách hơn, cảm nhận được thế giới rộng rãi hơn. Chuyện sau khi học tiếng Anh mà ta vẫn chỉ thích nói tiếng Việt thì cũng không sao, đó là lựa chọn của ta, nhưng ít nhất ta đã tự do lựa chọn. Thế nên học là để trở thành người tự do, tự do trong các lựa chọn và trong các quyết định sống của mình. Người trí thức trong nghĩa này chính là những người đi tìm tự do, tự do tư tưởng, tự do sống.
2.
Thế nhưng tự do có vấn đề gì không? Tại sao một số thì ủng hộ tự do, một số thì e dè với tự do? Có lẽ là do mối liên hệ giữa tự do và kỷ luật. Tự do thì không kỷ luật? và ngược lại kỷ luật thì mất tự do?
Tạm chưa trả lời hai câu hỏi này, hãy nhìn vào 1 ví dụ điển hình. Ta học piano để muốn được tự do chơi những bản nhạc mà mình yêu thích và đắm mình trong không gian âm nhạc. Để có được thành quả là cái tự do chơi nhạc, thì ta phải trải qua một quá trình học tập kỷ luật. Càng rèn luyện chăm chỉ, kỷ luật thì càng tự do. Những bước chân đầu tiên có vẻ như phần kỷ luật nhiều hơn, nhưng càng bước, càng trở thành thói quen thì kỷ luật trở thành niềm vui, trở thành tự do. Thế nên tự do và kỷ luật không hai, cũng chẳng một, ta không thể thích cái này mà ghét cái kia, ta hạnh phúc với cả hai.
Cũng như vậy, tập thể dục, sống lành mạnh, học chăm chỉ, yêu hớn hở, làm việc tích cực, luôn là sự song hành của tự do và kỷ luật. Thiếu vắng tự giác và nhận thức, kỷ luật là ghánh nặng, có được động lực đúng kỷ luật thăng hoa thành thành quả, thành tự do. Vậy hãy học, sống, yêu trong tự do một cách kỷ luật và kỷ luật một cách tự do.
Doanh nhân chẳng phải là học và làm cả đời sao?
Người tự do!
Hôm qua nói chuyện với mấy bạn trẻ. Các bạn hỏi: Học để làm gì? Sao em chán học quá, chỉ muốn làm gì đó. Trả lời: Học để trở thành người tự do!
Có thể thấy rất rõ, nếu chỉ biết tiếng Việt, ta chỉ có 1 lựa chọn là nói chuyện với 90 triệu người Việt Nam, nhưng nếu biết tiếng Anh ta có thể tự do nói chuyện, chia sẻ với vài tỷ người trên thế giới, đọc được nhiều sách hơn, cảm nhận được thế giới rộng rãi hơn. Chuyện sau khi học tiếng Anh mà ta vẫn chỉ thích nói tiếng Việt thì cũng không sao, đó là lựa chọn của ta, nhưng ít nhất ta đã tự do lựa chọn. Thế nên học là để trở thành người tự do, tự do trong các lựa chọn và trong các quyết định sống của mình. Người trí thức trong nghĩa này chính là những người đi tìm tự do, tự do tư tưởng, tự do sống.
2.
Thế nhưng tự do có vấn đề gì không? Tại sao một số thì ủng hộ tự do, một số thì e dè với tự do? Có lẽ là do mối liên hệ giữa tự do và kỷ luật. Tự do thì không kỷ luật? và ngược lại kỷ luật thì mất tự do?
Tạm chưa trả lời hai câu hỏi này, hãy nhìn vào 1 ví dụ điển hình. Ta học piano để muốn được tự do chơi những bản nhạc mà mình yêu thích và đắm mình trong không gian âm nhạc. Để có được thành quả là cái tự do chơi nhạc, thì ta phải trải qua một quá trình học tập kỷ luật. Càng rèn luyện chăm chỉ, kỷ luật thì càng tự do. Những bước chân đầu tiên có vẻ như phần kỷ luật nhiều hơn, nhưng càng bước, càng trở thành thói quen thì kỷ luật trở thành niềm vui, trở thành tự do. Thế nên tự do và kỷ luật không hai, cũng chẳng một, ta không thể thích cái này mà ghét cái kia, ta hạnh phúc với cả hai.
Cũng như vậy, tập thể dục, sống lành mạnh, học chăm chỉ, yêu hớn hở, làm việc tích cực, luôn là sự song hành của tự do và kỷ luật. Thiếu vắng tự giác và nhận thức, kỷ luật là ghánh nặng, có được động lực đúng kỷ luật thăng hoa thành thành quả, thành tự do. Vậy hãy học, sống, yêu trong tự do một cách kỷ luật và kỷ luật một cách tự do.
Doanh nhân chẳng phải là học và làm cả đời sao?
Người tự do!