aoc benhtieudem.com.vn itsme f-idol.vn https://seotime.edu.vn/duoc-lieu-duoc-co-truyen.f38/ caodangvtc.edu.vn

2017年11月

Đỏ da toàn thân thứ phát sau một số bệnh da

Vảy nến:

  • Đỏ da do vảy nến chiếm khoảng 23% trường hợp đỏ da toàn thân nói chung, thường do biến chứng khi điều trị không đúng phương pháp.
  • Đặc biệt là sử dụng các thuốc đông dược, nam dược không rõ nguồn gốc, những trường hợp lạm dụng corticoid toàn thân.

Viêm da cơ địa

  • Do tiến triển nặng lên của bệnh hay do điều trị không đúng cách.
  • Người bệnh thường mất ngủ, ảnh hưởng tâm lý, mất tự tin.
  • Bệnh tiến triển dai dẳng, đáp ứng chậm với các biện pháp điều trị.

Vảy phấn đỏ nang lông

  • Tiến triển của bệnh vảy phấn đỏ nang lông có thể gây đỏ da toàn thân, tuy nhiên vẫn còn có vùng da bình thường.
  • Thường dày sừng lòng bàn tay, bàn chân.

Viêm da dầu

  • Viêm da dầu toàn thân thường gặp ở trẻ nhỏ bị suy giảm miễn dịch
  • Ít gặp ở người lớn.

Pemphigus vảy lá

  • Đặc trưng là tình trạng đỏ da tróc vảy và tiết dịch, hậu quả của các bọng nước đã dập trợt.
  • Người bệnh cảm giác đau rát, toàn trạng suy sụp.

Lichen phẳng

  • Rất hiếm gặp gây đỏ da toàn thân, thường do tai biến điều trị, có thể coi là đỏ da toàn thân nhiễm độc.

Đỏ da toàn thân do các bệnh da khác

  • Chiếm khoảng 4% trong số các bệnh da gồm các bệnh hệ thống, bệnh da bọng nước tự miễn, bệnh nhiễm trùng và kí sinh trùng.

Đỏ da toàn thân do thuốc

+ Chiếm khoảng 15% trường hợp đỏ da toàn thân.

+ Các thuốc hay gây dị ứng là: nhóm sulfamid, thuốc kháng sinh, chống viêm, an thần, hạ sốt, chống sốt rét tổng hợp, thuốc tim mạch… thông qua cơ chế nhiễm độc hoặc dị ứng.

+ Đỏ da toàn thân do thuốc thường khởi phát nhanh sau khi dùng thuốc. Người bệnh có biểu hiện đột ngột sốt cao, rét run, rối loạn tiêu hóa cùng với cơ thể mệt mỏi, đau đầu, ngứa. Sau 1-2 ngày chuyển sang giai đoạn toàn phát.

+ Thương tổn da đỏ, có thể là những đốm màu hồng nhỏ, ấn kính mất màu, ranh giới không rõ với da lành, thường bắt đầu ở các nếp gấp rồi lan nhanh ra toàn bộ cơ thể. Trên nền da đỏ, bong vảy da như vảy phấn, vùng da dày bong thành mảng nhất là lòng bàn tay, bàn chân. Có thể có các mụn nước, bọng nước, phù và chảy nước.

+ Ngoài thương tổn da còn có các tổn thương gan, thận, rối loạn điện giải.

+ Điều trị tốt, loại bỏ thuốc gây bệnh, các triệu chứng toàn thân sẽ được cải thiện, da bớt đỏ, giảm bong vảy và dần trở lại bình thường. Khi khỏi không để lại di chứng gì đáng kể.

Đỏ da toàn thân do bệnh máu ác tính

+ Chiếm khoảng 5% trường hợp đỏ da toàn thân.

+ Thương tổn là các khối u ở trên da , hiện tượng lộn mi , đặc biệt gặp ở giai đoạn muộn của bệnh , dày sừng lòng bàn tay, bàn chân, móng giòn, dễ gãy và loạn dưỡNg.

Đỏ da toàn thân không rõ căn nguyên

+ Được coi là bệnh tự sinh, không tìm thấy căn nguyên.

+ Bệnh chiếm 20-30% trường hợp đỏ da toàn thân.

+ Các xét nghiệm để xác định vai trò của liên cầu thấy không rõ ràng, đôi khi tìm thấy tụ cầu.

+ Bệnh thường tiến triển chậm, sau một thời gian dài mới đỏ da toàn thân.

ĐỎ DA TOÀN THÂN Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ EM

Đỏ da toàn thân ở trẻ em

Đỏ da toàn thân ở trẻ dưới 3 tháng

+ Đỏ da toàn thân bẩm sinh hay di truyền

+ Đỏ da toàn thân không di truyền

+ Hội chứng bong vảy da do tụ cầu

Đỏ da toàn thân ở trẻ trên 3 tháng

+ Đỏ da toàn thân do những căn nguyên gặp ở người lớn.

+ Đỏ da toàn thân do viêm da cơ địa có thể xảy ra ở nhưng trẻ còn bú hoặc lớn hơn.

Dùng thuốc trong cấp cứu ngừng tim phổi

Cấp cứu ngừng tim phổi

+ Thuốc đầu tay là adrenalin đóng ống 1mg/1ml, thuốc kích thích thụ thể adrenergic trên hệ thần kinh tự động của tim ( đặc biệt là nút xoang) làm cho tim đập lại.
Liều dùng là 1mg cho 1 lần tiêm, nhắc lại 5 phút một lần nếu như tim chưa đập lại, có thể tăng liều lên 3mg cho một lần tiêm nếu như dùng liều 1mg không có hiệu quả.
Đường tiêm thuốc tốt nhất là tiêm vào tĩnh mạch, đặc biệt tiêm vào tĩnh mạch trung tâm vì là con đường nhanh nhất đưa thuốc tới nút xoang. Nếu tiêm vào tĩnh mạch ngoại vi cần chọn tĩnh mạch cảnh ngoài, tĩnh mạch đầu hoặc tĩnh mạch nền cánh tay. Liều adrenalin cần pha trong 20 ml huyết thanh mặn 0,9% và được tiêm nhanh vào tĩnh mạch, khi tiêm vào tĩnh mạch cánh tay cần nâng cao cánh tay lên, nếu đã đặt được một dây truyền tĩnh mạch thì sau khi tiêm thuốc vào dây truyền cần nâng cao chi thể và cho dịch truyền chảy nhanh lên với mục đích làm cho thuốc về tuần hoàn trung tâm nhanh hơn. Không sử dụng các tĩnh mạch ở chi dưới vì ít hiệu quả.
Con đường dự phòng để đưa thuốc vào khi chưa tiêm được thuốc vào tĩnh mạch, đó là tiêm thuốc vào khí quản bệnh nhân. Liều dùng theo đường này cần cao hơn là 5mg adrenalin pha trong 5ml huyết thanh mặn 0,9% . Vị trí tiêm là khe sụn giáp nhẫn, vừa chọc kim vừa hút nhẹ bơm tiêm đến khi thấy không khí tràn vào trong lòng bơm tiêm một cách dễ dàng chứng tỏ mũi kim đã nằm trong lòng khí quản , bơm nhanh thuốc vào, sau khi rút kim ra, bệnh nhân phải được thông khí và ép tim ngay .
Nhờ động tác thông khí, thuốc được đưa vào phế nang rồi ngấm sang màng phế nang – mao mạch vào tuần hoàn phổi rồi nhờ động tác ép tim về tim làm tim đập lại. Không nên nhắc lại việc tiêm thuốc vào khí quản quá nhiều lần vì làm ngập nưóc phổi bệnh nhân.
Con đường cuối cùng để đưa thuốc vào khi các con đường trên không thực hiện được hoặc không có hiệu quả là tiêm thuốc vào buồng tim. Cần chọn kim tiêm dài 7-10cm để có thể chọc tới buồng tim , kim mảnh cỡ 18-20Gauge để hạn chế tổn thương cơ tim .Vị trí tiêm là khoang liên sườn 4-5 sát cạnh xương ức bên trái, sát bờ trên xương sườn dưới để tránh màng phổi và bó mạch thần kinh liên sườn. Hướng kim là từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong, từ trước ra sau ,vừa chọc vừa hút nhẹ bơm tiêm đến khi máu trào vào bơm tiêm một cách dễ dàng chứng tỏ mũi kim đã nằm trong buồng tim thì bơm nhanh thuốc vào. Sau khi rút kim ra bệnh nhân cần được ép tim và thông khí ngay.
+ Các thuốc khác:
– Các thuốc kiềm máu chỉ thực sự cần thiết khi tim đập lại và có huyết áp, nhưng khi cấp cứu hồi sinh kéo dài có thể sử dụng với liều 1mEq HCO3- cho 1kg cân nặng cho 30 phút cấp cứu .
– Ca++ gây tổn thương tế bào nên hiện chỉ dùng cho các trường hợp ngừng tim do hạ Ca++ máu hoặc ngộ độc các thuốc ức chế Ca++.
– Các thuốc chống rung thất và loạn nhịp tim như lidocain dùng vói liều 1,5mg/kg, bretylium 4,5mg/kg khi có chỉ định.
– Truyền dịch khôi phục khối lượng tuần hoàn chỉ có ý nghĩa quyết định trong trường hợp nguyên nhân ngừng tim là do mất máu và dịch thể cấp tính. Còn tuyệt đại đa số các trường hợp khác, chỉ cần truyền 200-300ml huyết thanh mặn 0,9% trong suốt quá trình cấp cứu, chủ yếu là giữ một đường tĩnh mạch chắc chắn để đưa thuốc vào cơ thể.

Vị thuốc Sinh địa dùng rễ của cây sinh địa hoàng Họ Hoa mõm sói. Cần phân biệt ba loại: địa hoàng là rễ tươi chưa qua chế biến, can địa hoàng là rễ đã qua sấy, thục địa là rễ nhưng đã qua chưng với phụ liệu như sa nhân, gừng, rượu…

Tính vị: vị đắng, tính hàn.

Quy kinh: vào 3 kinh tâm, can ,thận.

Công năng chủ trị:

Thanh nhiệt lương huyết: dùng khi tà nhiệt nhấp vào phần dinh, biểu hiện sốt cao, miệng khát, lưỡi đỏ tâm phiền, thường phối hợp với hoàng liên, huyền sâm, khi huyết nhiệt dẫn đến xuất huyết thì phối hợp với tê giác, mẫu đơn bì, trắc bách diệp sao cháy, hoa hòe sao đen.

Dưỡng âm, sinh tân dịch: thuốc bản chất nhiều dịch nhuận có thể dưỡng âm. vị ngọt tính hàn có thể sinh tân dịch, cho nên có thể dưỡng âm, nhuận táo kết. Sau thời kì bị sốt hoặc bị nhiệt, nhiệt làm thương tổn đến tân dịch. Thường phối hợp với huyền sâm, mạch môn đông. Trường hợp do âm hư hỏa vượng bốc lên thì dùng chung với hoài sơn, trạch tả.

Chỉ khát: sinh địa còn dùng để điều trị bệnh đái đường có kết quả, thường phối hợp với huyền sâm, cát căn, hoài sơn tang diệp.

Liều dùng: khoảng 12- 40g.

Một số kiêng kị khi sử dụng vị thuốc: do thuốc có nhiều dịch, bản chất của nó là trệ nhờn cho nên những người tỳ hư, bụng đầy đại tiện lỏng và dương hư nhiều đờm thấp nhiệt đều không dùng.

Loại sinh địa còn tươi, tính hàn lớn hơn do đó thường dùng để thanh nhiệt lương huyết, loại khô vị ngọt tính hàn dùng để dường âm, sinh tân dịch hạ đường huyết. Thục địa qua chế biến với gừng sa nhân rượu có vị ngọt tính ấm có tác dụng bổ huyết tư âm.

Tác dụng dược lý:

Sinh địa có tác dụng thúc đẩy sự ngưng kết của huyết dịch, có tác dụng cầm máu. Có tác dụng cường tim nhất là càng rõ với trường hợp tim đã suy nhược. Ngoài ra còn có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, do chất catapol là một trong những iridoid có trong sinh địa.

Tác dụng kháng khuẩn: sinh địa có tác dụng ức chế nấm ngoài da.

Một số nghiên cứu thấy rằng trong sinh địa trồng ở việt nam đều chứa iridoid glycozid, hàm lượng đó thấp nhất ở giai đoạn mới đào củ về sau khi chế biến bằng cách sấy ở nhiệt độ khác nhau tăng dần và cho hàm lượng cao, ở giai đoạn cuối ủ ấm 3 ngày. Ở giai đoạn thành phẩm sinh địa hàm lượng lại giảm xuống thấp và tiếp tục giảm khi chế thục. Ở giai đoạn thành phẩm của thục hàm lượng rất thấp chỉ còn 0,1%, nhưng lượng đường khử lại tăng lên do đó vị ngọt trong thục địa thể hiện rất rõ. Điều đó chứng tỏ phần nào việc chế biến từ sinh địa sang thục địa có ý nghĩa thay đổi tính vị.

↑このページのトップヘ